Hiện nay trên thị trường
thiết bị điện nói chung và thiết bị điện công nghiệp nói riêng tại Việt Nam đã
và đang tràn ngập các chủng loại thiết bị bảo vệ mạng điện với mã hiệu như:
MCB, RCCB (RCBO) bên cạnh một số thiết bị bảo vệ mạng điện công nghiệp như:
ACB, MCCB, RCD và ELCB.
Các dòng sản phẩm thiết
bị điện càng ngày càng đa dạng về chủng loại mẫu mã cũng như đặc tính kỹ thuật,
nhiều khi ngay cả những chủ cửa hàng đồ điện cũng không hiểu rõ sự khác nhau
của chúng. Bài viết dưới đây sẽ nếu ra sự khác nhau cơ bản của từng loại
aptomat có trên thị trường để người tiêu dùng có thể chọn mua phù hợp với nhu
cầu sử dụng cũng như chức năng của chúng
1. MCB (Miniature Circuit
Breaker)
Đây là một loại
áp-tô-mát ( aptomat hay còn gọi là cầu dao tự động) được chế tạo với tính năng
duy nhất là bảo vệ hệ thống điện, dòng điện khi gặp phải trường hợp quá tải,
ngắn mạch. Với dòng điện làm việc định mức thường không quá 100A ở điện áp dưới
1000V. Do đó, loại này được sử dụng rộng rãi trong mạng điện dân dụng, từ văn
phòng cho tới nhà ở.
Trên thị trường Việt Nam
hiện nay phải kể đến các hãng sản xuất lớn như: ABB, Schneider, Siemens, Hager,
Panasonic, LS, Mitsubishi, Hyundai, Simon, Clipsal, Sino - Vanlock, ... , ngoài
ra các sản phẩm nào còng có mức điện áp cơ bản như 40A, 30A và 20A.
Các hãng sản xuất còn đưa
ra cho người sử dụng nhiều sự lựa chọn khác nhau với việc phân ra số cực như:
1p, 1p+N, 2p, 2p+N, 3p, 3p+N hay 4p (với p-pole: cực). Thực tế ở Việt
Nam, đại đa số các thiết bị điện dân dụng đều được sản xuất để làm việc với điện
áp 220V, nên người sử dụng thông thường chỉ cần chọn loại 1p hoặc 1p+N là đủ.
2. RCCB (Residual Current Circuit Breaker)
Đây là một loại
áp-tô-mát ( aptomat )được chế tạo với tính năng cơ bản là chống dòng điện rò,
mà theo cách gọi thông thường là áp-tô-mát chống giật. Loại áp-tô-mát này không
có tính năng bảo vệ quá dòng điện như MCB đã nêu trên nhưng lại có tính năng
chống giật. Vì vậy người sử dụng cần chú ý phân biệt mã hiệu để tránh nhầm lẫn
và chọn lựa theo đúng nhu cầu sử dụng của bản thân cũng như hệ thống điện trong
công trình của mình
Thông thường, RCCB sẽ
được sử dụng để bảo vệ chống giật cho từng tầng (đối với nhà nhiều tầng) hoặc
cho toàn bộ nhà (đối với nhà chỉ có 1 tầng). Nhưng để đảm bảo thiết bị hoạt
động hiệu quả thì yêu cầu đầu tiên là hệ thống dây dẫn điện âm tường phải được
đi trong ống gen cách điện.
Hiện nay, trên thị
trường có rất nhiều loại RCCB do các hãng khác nhau cung cấp nhưng nhìn chung
chỉ có ba cấp bảo vệ là 30mA, 100mA và 300mA.
Để bảo vệ chống giật cho
từng tầng nhà ở, nên sử dụng loại có mức bảo vệ 30mA, còn nếu chỉ sử dụng để
bảo vệ chống giật duy nhất cho toàn bộ nhà ở, nên sử dụng loại có mức bảo vệ từ
100mA - 300mA tùy thuộc vào diện tích và số lượng thiết bị tiêu thụ điện.
Trong quá trình sử dụng,
người sử dụng nên kiểm tra RCCB hàng tháng, cách để kiểm tra là nhấn vào nút có
chữ “Test” hoặc “T” trên thân RCCB, động tác này là việc mô phỏng có xuất hiện
dòng điện rò. Nếu RCCB tác động tốt, tức là mạch điện đã bị ngắt. Nếu ngược lại
RCCB không tác động thì chúng ta nên thay cái mới. Việc kiểm tra phải được lặp
đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo RCCB hoạt động một cách tốt nhất.
Aptomat Sino có tốt không?
Hiện nay Sino là nhà sản
xuất thiết bị điện phổ biến nhất tại nước ta đa dạng về chủng loại mẫu mã cùng
giá thành phải chăng. Các thiết bị aptomat Sino, cầu dao tự động, aptomat chống giật sino luôn là sự lựa chọn hàng đầu
của người tiêu dùng, câu hỏi aptomat Sino có tốt không đã được chứng minh qua
nhiều công trình công nghiệp lẫn dân dụng vì độ an toàn và chính xác cao.
No comments:
Post a Comment